Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat

Trần thạch cao chìm là gì? So sánh trần nổi với trần chìm

Trần thạch cao chìm ngày nay được nhiều gia chủ ưu tiên sử dụng trong nhà. Tuy nhiên có nhiều gia chủ vẫn còn chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa giữa trần chìm và trần nổi khi dùng thạch cao làm trần nhà.

Bài viết sau đây sẽ giúp cho gia chủ có thêm kiến thức trong việc ứng dụng tấm trần thạch cao vào trong trần nhà hiện nay.

Trần thạch cao chìm là gì ?

Trần thạch cao chìm có tên gọi khác là trần phẳng hay giật cấp và là hệ trần kín được dấu các khung xương trên các tấm thạch cao.

Với nhiều ưu điểm dễ dàng thi công, bảo dưỡng và luôn đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ từ phong cách cổ điển, tân cổ điển hay đơn giản mà hiện đại sang trọng hướng đến từng phong cách riêng của gia chủ.

Cấu tạo trần thạch cao khung chìm

Gồm có các thành phần chính cấu tạo nên trần thạch cao khung chìm như: Thanh chính, phụ, viền và tấm thạch cao đi kèm phụ kiện liên kết.

Cấu tạo trần thạch cao khung chìm
Cấu tạo trần thạch cao khung chìm

Phân tách từng chức năng cấu tạo của trần thạch cao khung xương chìm như sau:

  • Thanh chính (U xương, U gai): Có khả năng chịu lực chính, được cố định lên dầm bê tông với các thanh ty treo và tăng đơ.
  • Thanh phụ (U gai, quy cách: 400mm): Giúp thanh chính với tấm trần thạch cao liên kết lại với nhau.
  • Thanh V viền tường: Liên kết giữa thanh chính, phụ và viền tường để tạo nên hệ khung xương kín, vững chắc cho các tấm trần.
  • Tấm thạch cao: Được bắn ốc, quýt lên các khung xương và tạo nên hệ trần thạch cao khung chìm kín toàn diện.
  • Phụ kiện trần thạch cao: Dùng để liên kết các tấm thạch cao với khung xương lại với nhau.

Sơn trần thạch cao chìm: Tùy vào nhu cầu, vị trí mà gia chủ muốn thi công sơn phù hợp với không gian nội thất trần.

phối cảnh trần thạch cao khung chìm
Phối cảnh trần thạch cao khung chìm

Các loại trần thạch cao khung chìm hiện nay

Hiện nay có 2 loại trần thạch cao chìm gồm trần thạch cao chìm phẳngtrần thạch cao chìm giật cấp được sử dụng rất phổ biến.

Trần thạch cao chìm phẳng

Trần thạch cao phẳng là loại trần khi hoàn thiện có bề mặt phẳng. Loại trần này khi thi công nhìn rất đơn giản, không có họa tiết hoa văn cầu kì và rất phù hợp cho không gian nhà ở, chung cư.

trần thạch cao chìm phẳng
Trần thạch cao chìm phẳng phòng khách

Trần thạch cao chìm giật cấp

Có hai loại phổ biến trong trần thạch cao giật cấp là trần chìm cấp kín và trần chìm cấp hở.

Đối với trần chìm cấp kín: Là hệ trần đơn giản, sang trọng phù hợp với phong cách hiện đại.

Đối với trần chìm cấp hở: Nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cấp hở, hắt đèn led cho không gian căn phòng.

Ngoài ra, còn một loại trần thạch cao 3d chìm mà ít người sử dụng, là loại trần nghệ thuật và mang nhiều kiểu dáng hoa văn độc đáo.

thi công trần thạch cao chìm giật cấp
Thi công trần thạch cao chìm giật cấp

So sánh trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi chi tiết

Giống nhau:

– Đều sử dụng các tấm thạch cao

Khác nhau:

– So về thẩm mỹ: Trần chìm được ẩn giấu khung xương trên các tấm thạch cao nên độ thẩm mỹ đẹp hơn, còn trần nổi được thiết kế lộ khung xương ra bề mặt trần, tính thẩm mỹ không cao.

– So về thi công: Trần nổi được thả từ trên xuống khung xương, còn trần chìm được ghép từng tấm thạch cao lại bên dưới với nhau.

– Về chi phí: Trần thả (trần nổi) có chi phí rẻ hơn trần chìm

– Ứng dụng: Trần thả thường phù hợp với văn phòng, hội trường,.. còn trần chìm thường được sử dụng trong nhà ở cho các vị trí phòng ngủ, phòng khách,..

trần thạch cao chìm giật cấp 1 phòng khách
Trần thạch cao chìm giật cấp 1 phòng khách

Cách tính vật tư thạch cao trần chìm

  • Chọn lựa mẫu tấm thạch cao phù hợp (bản tiêu chuẩn, chịu ẩm).
  • Lên hệ khung trần chìm gồm các thanh chính, phụ, viền tường
  • Chuẩn bị thanh V đục lỗ, Thanh Z lưới và băng viền góc để làm trần thạch cao giật cấp nếu có.
  • Chuẩn bị phụ kiện kèm theo khi thi công trần chìm thạch cao

Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm đẹp

Bước 1: Xác định độ cao trần, vị trí đặt ty và thanh viền tường

  1. Chúng ta sử dụng máy laser để xác định vị trí lắp đặt các thanh ty, thanh viền tường và chiều cao trần cũng như bề mặt trần giật cấp nếu có.
  2. Sử dụng dây bật mực để đánh dấu các vị trí viền tường.

Bước 2: Thi công trần thạch cao chìm: Công tác lắp đặt khung xương, ty vào vị trí xác định

  1. Đánh dấu điểm treo ty có khoảng cách tối đa từ tường đến điểm treo ty có vị trí gần nhất là 400mm và điểm treo ty tiếp theo là 1000mm.
  2. Dùng máy khoan chuyên dụng để thi công các vị trí ty đã đánh dấu (độ sâu khoan ty = với chiều dài của tắt kê thép).
  3. Liên kết tắt kê + pát 2 lỗ vào lỗ vừa khoan.
  4. Tạo bộ ty treo liên kết thông qua 2 lỗ tender và đảm bảo chiều dài thấp nhất là 50mm.
  5. Tiến hành gắn gắn ty treo vào pát 2 lỗi.
  6. Gắn các thanh chính vào bộ ty đã treo sẵn.
  7. Gắn các thanh xương phụ với thanh viền tường bằng vít đuôi cá.
  8. Kiểm tra độ phẳng cho bề mặt khung xương.

Bước 3: Lắp các tấm thạch cao chìm và xử lý khe nối

Thi công các tấm thạch cao vào hệ khung xương phụ có sẵn bằng vít kỳ lân. Tiếp đến xử lý các khe mối nối bằng keo lưới + bột mối nối. Bả sơn lên bề mặt trần thạch cao trước khi sơn hoàn thiện.

Mẫu trần thạch cao chìm đẹp nên xem qua

trần thạch cao chìm phẳng phòng khách
Mẫu trần thạch cao chìm phẳng phòng khách
trần thạch cao chìm phẳng phòng khách liền bếp
Mẫu trần thạch cao chìm phẳng phòng khách liền bếp
trần thạch cao chìm phẳng phòng khách liền bếp chung cư
Mẫu trần thạch cao chìm phẳng phòng khách liền bếp chung cư
trần thạch cao chìm giật cấp phòng khách
Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp phòng khách
trần thạch cao chìm giật cấp phòng bếp
Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp phòng bếp
trần thạch cao chìm giật cấp phòng khách
Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp phòng khách
trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp line gỗ ốp trần phòng khách
Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp line gỗ ốp trần phòng khách

Trên đây là bài viết chia sẻ về các mẫu trần thạch cao chìm với các loại trần phẳng và trần giật cấp. Hi vọng qua bài viết Nội Thất Đạt Anh chia này sẽ giúp cho bạn có thêm các mẫu trần thạch cao đẹp để chọn

0 0 votes
Đánh Giá
Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x